fbpx

HIỂU VỀ ĐỘ PHÂN GIẢI MÁY CHIẾU

I. Công nghệ đằng sau những chiếc máy chiếu

Máy chiếu là thiết bị trình chiếu hình ảnh cỡ lớn, cộng nghệ đằng sau đó là nghệ thuật điều khiển ánh sáng.

Lần đầu công nghệ LCD được ứng dụng lên máy chiếu vào năm 1980 bởi Epson. Cách thức chiếu dựa vào ba tấm nền ở trung tâm của hệ thống. LCD có ưu điểm là cho hình ảnh sáng hơn, tiết kiệm năng lượng và giá thành rẻ. Việc điều khiển ánh sáng đi qua 3 tấm kính chính là, để khuếch đại hình ảnh từ nguồn phát ra màn chiếu lớn.

Ở thời đại đó, công nghệ LCD đầu tiên chỉ có trên các máy chiếu của những thương hiệu nổi tiếng như: Sony, Panasonic, Epson… Cho tới năm 1987, công nghệ máy chiếu DLP được ứng dụng, vận hành bởi con chip cùng hàng triệu tấm gương nhỏ. Khi con chíp này nhận được tín hiệu hình ảnh từ nguồn phát, những tấm gương sẽ hoạt động và phản xạ hình ảnh lên màn hình.

Công nghệ LED có lẽ là thân thuộc hơn cả & được ứng dụng cho cả những dòng máy chiếu mini hiện nay. Công nghệ LED thực ra là cách vận hành của một bóng đèn led được tích hợp trong máy. Nó bao gồm các diot có khả năng phát ra ánh sáng. Mỗi một diot ứng với một điểm ảnh và chúng vận động dựa vào nguồn điện và ở trong môi trường bán dẫn.

Ngoài các công nghệ kể trên, máy chiếu chuyên nghiệp còn được dùng những công nghệ cao cấp hơn nữa, giá thành cũng rất đắt đỏ, như Lcos, Lazer…

Tùy vào công nghệ được sử dụng, mà máy chiếu sẽ có khả năng trình chiếu độ phân giải khác nhau.

II. Độ phân giải máy chiếu

Sau khi đã hiểu công nghệ đằng sau khả năng trình chiếu của những chiếc máy chiếu, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn tới kết quả của những công nghệ này, đó chính là độ phân giải của hình ảnh.

Độ phân giải của máy chiếu được hiểu là tổng số điểm ảnh trên hình ảnh được chiếu lên. Trong đó hình ảnh chiếu lên là tổng hợp của rất nhiều điểm ảnh li ti (còn gọi là pixel) được xếp sát nhau mà mắt thường khó nhìn thấy được. Chính vì vậy, độ phân giải được đo bằng pixel và được tính theo công thức: số lượng điểm ảnh theo chiều ngang x số lượng điểm ảnh theo chiều dọc.

Độ phân giải càng cao, tức là số điểm ảnh càng nhiều, hình ảnh càng cụ thể, sắc nét & đương nhiên, công nghệ càng phải tiên tiến, với mức giá càng tăng.

Vậy, có phải những chiếc máy chiếu giá rẻ, thì chất lượng cũng sẽ tệ theo không?

Đương nhiên là không rồi!

Do công nghệ ngày nay đã được phát triển đến mức độ khá cao, giá linh kiện cần thiết để hình thành nên sản phẩm ngày càng dễ tiếp cận. Nên với những mẫu máy chiếu giá rẻ, chất lượng trình chiếu cũng có thể được đảm bảo ở mức khá trở lên.

Điển hình như máy chiếu YG530, Rạp đã đánh giá tại đây

1. Độ phân giải phổ biến trên máy chiếu

  • SVGA – Độ phân giải tương đương 800×600 pixel, với tỷ lệ khung hình 4:3. SVGA là một trong những tiêu chuẩn phân giải đầu tiên.
  • XGA – Một cải tiến trên tiêu chuẩn SVGA. XGA có cùng tỷ lệ khung hình 4:3; tuy nhiên, XGA cung cấp độ phân giải 1024×768 pixel.
  • WXGA – Dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu trên, WXGA là mảng đồ họa mở rộng hơn, mang độ phân giải 1280×800 pixel, với tỷ lệ khung hình 16:10. Tỷ lệ này liên quan đến hình ảnh màn hình rộng vì cần gần gấp đôi số pixel ngang so với pixel dọc. WXGA là độ phân giải phổ biến nhất với các máy chiếu cấu hình thấp.
  • FHD – Viết tắt của “Full HD (1920×1080 pixel)” và còn được gọi là độ phân giải 1080p với tỷ lệ khung hình là 16:9.
  • WUXGA – Độ phân giải 1920×1200 pixel và tỷ lệ khung hình là 16:10.
  • 4K UHD – Độ phân giải chất lượng cao nhất có trên thị trường hiện nay, 4K UHD có độ phân giải 3840×2160 pixel. Trong giới chuyên nghiệp, 4K UHD thường được gọi là 4K.

2. Độ phân giải thực & Độ phân giải hỗ trợ

Hai khái niệm “Độ phân giải thực” & “Độ phân giải hỗ trợ” được dùng cho hai đối tượng khác nhau.

  • “Độ phân giải thực” – Là độ phân giải của hình ảnh mà máy chiếu chiếu ra
  • “Độ phân giải hỗ trợ” – Là độ phân giải của nguồn chiếu mà máy chiếu có thể đọc được

Khi độ phân giải của nguồn chiếu không phù hợp, thì hiện tượng chia tỷ lệ sẽ xảy ra, khi đó, máy chiếu sẽ tự điều chỉnh hình ảnh để phù hợp với “Độ phân giải thực”

Ví dụ, nếu một video độ nét tiêu chuẩn được truyền qua máy chiếu HD, thiết bị sẽ phải phóng to tín hiệu để hiển thị đầy đủ hình ảnh. Mặt khác, nếu nội dung HD được truyền qua máy chiếu XGA, thiết bị sẽ nén hình ảnh thành ít pixel hơn.

III. Dựa vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn

Với dòng máy chiếu tại nhà, độ phân giải thực là điều nên quan tâm, thường sẽ nằm trong khoảng từ HD tới 2K. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư máy chiếu, người tiêu dùng cần cân nhắc nhu cầu và ngân sách cho một chiếc máy chiếu.

Để có thể đưa ra những so sánh hợp lý cho chính quyết định của mình, khách hàng có thể trực tiếp nhắn tin để được tư vấn, sau đó, cân nhắc về hai điều trên để tìm ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà không cần phải chi tiêu quá nhiều tiền.

Với tầm tiền dưới 2 triệu đồng, nhu cầu đơn giản là xem phim màn hình rộng, cùng nhiều người… thì máy chiếu có độ phân giải HD là hợp lý & tiết kiệm.

Với nhu cầu thưởng thức mãn nhãn hơn, việc lựa chọn những độ phân giải cao hơn là điều dễ hiểu, mức giá cũng theo đó sẽ cao hơn. 

Điều quan trọng cần nhớ, chính là khách hàng cần quan tâm tới độ phân giải thực của máy chiếu khi cân nhắc nhu cầu & ngân sách, để có thể đưa ra được những quyết định mua hàng thông minh, tối ưu nhất.

Liên hệ ngay với Rạp Văn Công để nhận tư vấn mẫu máy chiếu phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé.
Hotline: 0768 410 895
Fanpage: https://www.facebook.com/rapvancong2
Youtube: Máy chiếu phim tại nhà
Mua tại website: https://rapvancong.com/danh-muc-san-pham/may-chieu-phim-tai-nha/
Mua qua shopee: https://shopee.vn/rapvancong

BÌNH LUẬN